Tìm hiểu về cườm mắt và những nguy hiểm tiềm tàng phía sau

Tìm hiểu về cườm mắt và những nguy hiểm tiềm tàng phía sau

Khi được chẩn đoán mắt bị cườm khô hay cườm nước thì ai nấy cũng đều vô cùng lo lắng vì không biết hai căn bệnh này thực sự nguy hiểm đến đâu? Có cần phải phẫu thuật ngay không và làm sao để gìn giữ được đôi mắt sáng khỏe? 

Tham khảo ngay những thông tin dưới đây nếu bạn đang trăn trở về vấn đề này nhé!

01. CƯỜM MẮT có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia nhãn khoa, khi mắt đã bị cườm thì dù là cườm khô (đục thủy tinh thể) hay cườm nước (tăng nhãn áp) thì cũng đều nguy hiểm vì có thể làm giảm thị lực nghiêm trọng và dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Tại nước ta, có trên 70% người bị mù là do mắt bị cườm đá. Còn cườm nước thì có tới 40% người mắc bệnh có nguy cơ bị mù ít nhất một bên.

Trên thực tế, khi mắt bị cườm, người bệnh sẽ còn phải gánh chịu vô vàn khó khăn và rủi ro, khiến chất lượng cuộc sống giảm nặng nề, chẳng hạn như:

– Làm tăng nguy cơ tai nạn, thương tích do người bệnh bị giảm thị lực nên dễ va chạm vào đồ vật, đi lại hay lái xe cũng kém an toàn.

– Làm giảm khả năng hoạt động, làm việc, đặc biệt là đối với những công việc yêu cầu độ tỉ mỉ và tầm nhìn sắc nét, chi tiết. 

– Thu hẹp các mối quan hệ xã hội do người bệnh ngại đi lại, hoạt động ngoài trời hay gặp gỡ mọi người.

Làm tăng nguy cơ rối loạn cảm xúc, trầm cảm vì người bệnh bị cườm mắt lâu ngày thường dễ nảy sinh tâm lý chán nản, buồn bã, tự ti và mặc cảm.

02. Vậy những ai mắc CƯỜM MẮT có cần phẫu thuật ngay không?

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị khá phổ biến khi mắt bị cườm, tuy nhiên, không cần thiết phải thực hiện ngay và không phải người bệnh nào cũng cần thực hiện vì các nhược điểm sau đây:

– Mổ cườm mắt có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, người bệnh sẽ dễ bị đục dịch kính, bong rách võng mạc, khô mắt, nhiễm trùng mắt, viêm giác mạc… với biểu hiện cộm rát mắt, chói sáng, thấy chấm đen ruồi bay, chớp sáng, đau nhức mắt… rất khó chịu sau mổ cườm mắt. Đặc biệt là những người đang mắc cùng lúc nhiều bệnh khác về mắt, tuổi quá cao hoặc đang mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch… thì lại càng dễ gặp phải các biến chứng này. 

Do vậy, hiện nay mổ cườm mắt chỉ được khuyến cáo trong một số trường hợp như:

– Mắt bị cườm khô nặng, thị lực thấp hơn 3/10, người bệnh mất khả năng sinh hoạt cá nhân, tự đi lại khó khăn.

– Mắt bị cườm nước góc đóng (dạng cấp tính) hoặc mắt bị cườm nước góc mở nhưng phát hiện khi bệnh đã nặng hay dùng thuốc hạ nhãn áp không có tác dụng.

Và trong những trường hợp này, người bệnh cũng cần chú ý:

- Kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết, huyết áp, mỡ máu, nhịp tim để hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng sau mổ. 

- Bổ sung những dưỡng chất quan trọng cho cấu tạo và hoạt động của mắt như: Alpha lipoic acid, Lutein, Kẽm, Zeaxanthin Quercetin và vitamin B2. Những dưỡng chất này có khả năng loại bỏ gốc tự do độc hại, loại bớt tia bức xạ, tăng cường lưu thông máu vùng mắt, tham gia cấu tạo các bộ phận của mắt, bảo vệ thủy tinh thể, dây thần kinh thị giác, võng mạc…, qua đó giúp tăng cường thị lực, ngăn cản tiến triển của cườm khô, cườm nước và các bệnh về mắt khác rất hiệu quả.



Mắt bị cườm đúng là nguy hiểm, tuy nhiên, bạn cũng không cần nghĩ đến việc phẫu thuật ngay, thay vào đó bạn nên chú ý cung cấp dưỡng chất kịp thời qua chế độ ăn uống để mắt sáng khỏe hơn mỗi ngày. Chú ý đi khám mắt định kỳ để được bác sĩ tư vấn & chia sẻ những phương pháp an toàn cho mắt của bạn

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN